Máy hút bụi bị nóng là một trường những sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng tới hiệu quả làm sạch, gây mất an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, nếu không biết cách khắc phục kịp thời còn phải tốn khoản chi phí lớn xử lý. Vậy máy hút bụi nóng lên do đâu? Nguyên nhân thường gặp nào tác động trực tiếp? Cách khắc phục như thế nào đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí? Khám phá bài viết dưới đây.
Nguyên nhân máy hút bụi bị nóng tự ngắt thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp gây ra tình trạng máy hút bụi bị nóng trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nguyên nhân nào tác động? Cách khắc phục như thế nào? Cần lưu ý gì trong quá trình vận hành thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số yếu tố tác động khiến máy hút bụi bị tăng nhiệt thường gặp:
Tắc đầu hút, túi lọc, đường ống
Trong thời gian sử dụng, bộ phận thường dễ bị tắc nhất chính là túi lọc bụi, đầu hút. Bởi, trong quá trình hút bụi hút phải túi nilon, bụi bẩn kích thước lớn hay do thành ống bám quá nhiều bụi bẩn. Điều này dẫn tới tình trạng, máy hút bụi phải vận hành với công suất lớn dẫn tới quá tải khiến motor bị nóng lên. Trường hợp này xuất hiện thường biểu hiện đi kèm tiếng rít gió, tiếng kêu to nghe ghê tai.
Ngoài ra, máy hút bụi trang bị cơ chế làm mát động cơ nhờ xả luồng gió ra phía sau máy. Và khi đường ống xả tắc nghẽn dẫn tới giảm lượng gió, động cơ motor sẽ không được làm mát kịp thời, đầy đủ dẫn tới tình trạng máy nóng lên.
Trục motor bị kẹt
Sau thời gian vận hành, các ổ quay của motor có thể bị khô, gây ra hiện tượng ma sát xảy ra thường xuyên, khiến nhiệt độ của máy tăng cao hơn. Bên cạnh đó, khi trục động cơ bị tắc, kẹt sẽ gây ra tải tăng lên dẫn tới nhiệt sinh ra bên trong các cuộn dây từ cũng tăng lên nhanh chóng.
Sử dụng máy hút bụi sai cách
Tình trạng máy hút bụi bị nóng có thể do người dùng sử dụng máy sai cách. Sau thời gian dài sử dụng máy liên tục mà không có quãng nghỉ sẽ tác động khiến motor hoạt động liên tục sản sinh là lượng nhiệt lớn, gây ra hiện tượng nóng máy. Ngoài ra, nếu bạn không bảo dưỡng, vệ sinh máy thường xuyên còn khiến bụi bẩn bám dính lại bên trong đầu máy, túi lọc sẽ sinh ra nền nhiệt cao hơn do sự ma sát lớn.
Động cơ làm mát kém
Khả năng tản nhiệt động cơ kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng máy hút bụi bị nóng lên tự ngắt. Mặc dù, các model máy hút bụi thông dụng trên thị trường hiện nay đều được sử dụng luồng khí xả ra ngoài để có thể làm mát motor. Do vậy, sau thời gian hoạt động cần chút ý làm sạch, vệ sinh bụi bẩn thường xuyên, định kỳ.
Nguồn điện chập chờn
Nếu nguồn điện không đảm bảo liên tục bị rút ra, hay cắm vào hoặc tần số thay đổi liên tục cũng sẽ tác động khiến động cơ hoạt động không ổn định, chập chờn, ngắt quãng. Nếu không khắc phục kịp thời, vẫn để tình trạng này lặp lại nhiều lần thì sẽ tác động khiến động cơ bị nóng và nguy hiểm hơn là có thể xảy ra tình trạng chập cháy.
Motor bị nóng
Nguyên do chính gây ra tình trạng máy hút bụi nóng quá tự ngắt chính là motor bị nóng. Khi vận hành, động cơ motor sẽ phát sinh ra nhiệt để tạo ra lực hút đủ để loại bỏ sạch bụi bẩn. Nếu động cơ hoạt động quá lâu, bộ phận cầu chì bị hỏng,… sẽ tác động khiến motor nóng lên quá mức và sẽ phả hơi nóng ra bên ngoài thân máy.
Chất lượng motor
Máy hút bụi bị cháy còn do chất lượng motor hút bụi kém. Hơn nữa, các loại máy hút bụi giá rẻ trên thị trường hiện nay thường đi kèm với linh kiện chất lượng thấp, nhất là động cơ điện.
Bên cạnh đó, cuộn dây điện từ là bộ phận sinh ra nhiệt lớn. Do đó, nếu máy sử dụng dây nhôm kém chất lượng, nhiệt sinh ra lớn, công suất hoạt động yếu và máy nhanh bị cháy hơn. Thông thường, các sản phẩm máy hút bụi giá rẻ trên thị trường hiện nay thường sử dụng phần lớn là dây lõi nhôm.
Biện pháp xử lý tình trạng máy hút bụi bị nóng hiệu quả
Trong quá trình hoạt động nếu bạn nhận thấy phần vỏ máy hút bụi bị nóng lên nhanh hay xuất hiện mùi khét thì ngay lập tức tạm dừng hoạt động của máy để tìm hiểu và xử lý sự cố. Nhờ đó, cách xử lý tốt nhất chính là tìm hiểu nguyên nhân do đâu, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể sẽ có cách xử lý khác nhau. Cụ thể là:
– Không để máy hút bụi hoạt động liên tục trong thời gian quá dài. Chỉ để máy hoạt động từ 5 – 10 phút rồi tắt để cho máy nghỉ.
– Thường xuyên tiến hành kiểm tra vệ sinh ống hút, túi lọc đường ống theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đồng thời, trong quá trình hút bụi tránh không hút phải các vật kích thước lớn hơn kích thước đường ống.
– Với hệ thống điện của gia đình, đơn vị cần lắp thiết bị ổn áp điện.
– Trường hợp do động cơ motor bị nóng thì quấn lại hoặc để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất thì bạn nên mua motor hút bụi mới.
– Nên mua máy tại những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành dài hạn.
Trên đây là những chia sẻ về những nguyên nhân khiến máy hút bụi bị nóng, cách khắc phục như thế nào, cần lưu ý những gì? Hy vọng, với những phân tích, chia sẻ trên giúp người dùng vận hành máy hút bụi hiệu quả nhất, độ bền cao, tránh những sự cố phát sinh xấu xảy ra trong quá trình sử dụng. Chúc bạn thành công!